Nếu bạn lướt Facebook, youtube, Tiktok… bạn có thể thấy cà khịa xuất hiện ở mọi nơi, đặc biệt là giới trẻ sử dụng với tần suất rất nhiều. Thuật ngữ này đang dần trở thành câu nói “cửa miệng quen thuộc” của nhiều người. Vậy cà khịa là gì? Nguồn gốc được bắt nguồn ở đâu? Cùng Chon.vn tìm hiểu nhé.

Cà khịa là gì?

Cà khịa là một khẩu ngữ đi mượn từ tiếng Khmer, từ này có nghĩa là đánh nhau, cãi vã, gây gổ hay xen vào chuyện của người khác. Trước đây được sử dụng phổ biến và thông dụng ở Tây Nam Bộ – những vùng miền có nhiều người dân Khmer sinh sống. Cà khịa không mang ý nghĩa tích cực bởi các câu nói, hành động thể hiện sự hiểu lầm không đáng có.

Cà khịa là gì?

Vì vậy có thể nói cà khịa mang rất nhiều ý nghĩa. Có thể là châm chọc, mỉa mai người khác và thậm chí là khích đểu. Thời gian gần đây có nhiều người thích sử dụng từ ngữ này trong khi nói chuyện, dường như dùng để bớt khẩu nghiệp hơn, giúp cho họ “sang mồm” hơn, đúng theo kiểu lắm chuyện của người khác một cách tinh tế và lịch sự hơn. Vì thế cho nên từ khẩu nghiệp đã dần đi vào dĩ vãng và hiện tại chuyển sang thuật ngữ cà khịa trong giao tiếp hàng ngày, nhiều nhất là ở giới trẻ và nhất là trên các trang mạng xã hội.

Tuy nhiên, thuật ngữ cà khịa không phải trong trường hợp nào cũng nên đưa vào sử dụng và có ý nghĩa như nhau. Tùy theo thái độ và hành động của người sử dụng trong tình huống nào sẽ được hiểu theo nhiều ý nghĩa tích cực hay tiêu cực khác nhau. Qua đó bạn đã hiểu cà khịa là gì rồi phải không? hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo nhé.

Xem Thêm  Bệnh động kinh là gì? Tìm hiểu thông tin về bệnh động kinh

Nguồn gốc của cà khịa

Đối với những ai chưa từng đọc hay biết đến cuốn sách “Đừng bao giờ đi cà khịa một mình” thì sẽ nghĩ rằng trào lưu thuật ngữ này được xuất phát từ những trang mạng xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ cà khịa được nhiều người biết đến chính là nhờ vào việc quảng cáo cho “Đừng bao giờ đi cà khịa một mình” – cuốn sách được giới trẻ đang săn lùng để có thể sở hữu trong thời gian gần đây. Tác giả của quyển sách này là Ngọc Thiệp và Hằng Bean, sách được xuất bản bởi Welax giúp bạn có thể hiểu cà khịa là gì hơn nhé.

Cũng chính từ những đoạn được trích trong cuốn sách này mà cư dân mạng đã nổi lên với nhiều câu nói như “Nhân chi sơ, tính cà khịa”, “So với việc yêu đương thì mình hợp với việc đi cà khịa hơn” hay “ Trong tất cả các loại cà, em thích nhất là cà khịa”… Đây là những câu nói mà các bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở các trang mạng hoặc thậm chí là một số đoạn clip ngắn xuất hiện trong thời gian gần đây.

Cà khịa là thuật ngữ bắt nguồn từ cuốn sách “Đừng bao giờ đi cà khịa một mình”

Cà khịa tiếng Anh có nghĩa là gì?

Cà khịa tiếng Anh có nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, cà khịa có nghĩa là troll.

Cà Khịa (v) to pick an quarrel (with sb) Tranh luận, tranh cãi
troll Châm chọc, trêu chọc
to pick an argument (with sb) Tranh cãi, cãi nhau

Các câu nói cà khịa hay trên các mạng xã hội

Câu nói cà khịa hay trên các mạng xã hội

  • Trong tất cả các loại cà, mình thích nhất là cà khịa.
  • Nhân chi sơ, tính cà khịa.
  • Cà khịa 1 chút thì vui, cà khịa nhiều chút thì vui một mình.
  • Cà khịa 1 chút thì vui, cà khịa nhiều chút thì vui nhiều lần.
  • So với việc yêu đương thì mình hợp với việc đi cà khịa hơn.
  • Cà khịa là gì? Có ăn được không?
  • Cà khịa là đam mê, nghiệp quật là thử thách.
Xem Thêm  Saffron là gì? Cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây Saffron hiệu quả nhất

Cà khịa khác gì so với khẩu nghiệp?

Cà khịa là gì?

Khẩu nghiệp: Nghiệp phát ra từ khẩu, có nghĩa là tạo nghiệp bằng khẩu.

Cà khịa: là một hành động trêu trọc, châm trọc người khác, có thể bằng miệng hoặc các hình thức khác bằng tay thông qua mạng xã hội.

Vậy thì cà khịa là gì? Có khác gì so với khẩu nghiệp không? Thực ra, cà khịa cũng đã là khẩu nghiệp rồi nhé. Có thể hiểu rằng cà khịa cũng chỉ là một cách khẩu nghiệp thôi. Khẩu nghiệp mang nghĩa bao quát, còn cà khịa chỉ hướng đến một đối tượng cụ thể mang âm mưu có sẵn tạo ra những cảm xúc mang nhiều cung bậc của kẻ đi cà khịa. Khi mà sử dụng cà khịa, ta có thể thấy rằng có vẻ thanh cao và sang hơn, có phần văn hóa hơn.

Cà khịa có ăn được không?

Đối với các bạn trẻ hiện nay, việc cà khịa có thể không ăn được, nhưng khi cà khịa sẽ lại giúp họ không bao giờ phải buồn. Nó đã dần trở thành một thứ gì đó có thể giúp bạn và mọi người được vui vẻ và thoải mái hơn khi giao lưu. Thậm chí có một số người đã thành thói quen, họ có thể cà khịa bất kỳ ai, bất kể lúc nào mà không sợ bị cãi lại. Tuy nhiên bạn nên nhớ đừng bao giờ đi cà khịa một mình nhé, nếu đã cà khịa thì phải kiếm được người cùng đi thì “nó mới vui”.

Cà khịa có ăn được không?

Như vậy, có thể nói thuật ngữ cà khịa là một dạng cà chớn chứ không phải hoàn toàn là một loại cà chua hay cà tím. Đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu được cà khịa là gì. Còn đối với câu nói “Trong tất cả các loại cà, món cà mình thích nhất là cà khịa” thì là một trong số các câu nói vui thôi chứ không phải một món ăn đâu nhé.

Xem Thêm  Tra nam là gì? Trạch nam, Tra nữ, Trạch nam có nghĩa là gì?

“Trong tất cả các loại cà, món cà mình thích nhất là cà khịa” thì là một trong số các câu nói vui thôi chứ không phải là món ăn

Một số câu cà khịa hay thường được sử dụng nhất

Lương tâm của mày còn ít hơn điểm Hóa của tao.

Tôi gọi người yêu cũ là kì nghỉ lễ, vì nó “vừa ngắn vừa nhàn”.

Anh sẽ chẳng có cơ hội nào để tìm thấy một cô gái xinh đẹp nhưng mắt bị mù như tôi nữa đâu.

Nghe nói cuộc sống của anh không được tốt lắm, em mừng quá.

Vẻ đẹp bên ngoài khiến người ta sững sờ khi gặp mặt. Vẻ đẹp bên trong khiến người ta ngơ ngác lúc chiếc tay.

Thà ngu vì thiếu Iot còn hơn mấy đứa có Iot mà vẫn ngu.

Người thì như cái chậu mà cứ luôn nghĩ mình là hoa hậu.

Lên non mới biết non cao – Cặp bồ mới biết vì sao hết tiền.

Em có thể cho anh chụp một tấm hình được không? Anh có sở thích sưu tầm hình ảnh về thảm hoạ thiên nhiên.

Cứ giữ thói quen đọc sách như vậy đi, cho tới lúc mày cận rồi thì mới sáng mắt được.

Hy vọng, qua một số thông tin trên có thể giải thích được cà khịa là gì cũng như nguồn gốc xuất xứ của thuật ngữ này. Từ đó giúp bạn hiểu và biết cách áp dụng đúng lúc đúng nơi và tránh được những chuyện ngoài mong muốn. Hãy truy cập vào trang web Chon.vn để đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Rate this post