Đã từ lâu, sữa ong chúa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng có nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với các dưỡng chất có trong sữa ong chúa.

Bài viết này sẽ nói chi tiết về những người không nên sử dụng sữa ong chúa, tuyệt đối tránh xa để không gặp phản ứng phụ không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem bạn có thuộc một trong các đối tượng này hay không? Và tại sao bạn nên tránh sử dụng sữa ong chúa khi thuộc vào một trong những đối tượng sau đây nhé!

Những Ai Không Nên Sử Dụng Sữa Ong Chúa Tươi

Cơ địa của mỗi người là khác nhau, không ai có thể nhận định rằng sức khỏe của anh tương tự tôi được. Bản thân mỗi người lại có một thể trạng riêng biệt, có người khỏe mạnh, có người yếu, cũng có người bị dị ứng với một loại thành phần nào đó và thậm chí có những người không bị dị ứng với bất cứ thành phần nào.

Chính vì vậy, để có được một sản phẩm có thể cải thiện được rất nhiều bệnh tật mà lại không có phản ứng phụ đối với những cơ địa, thể trạng đặc biệt và có nguồn gốc xuất xứ từ thiên nhiên là một điều dường như không thể. Sữa ong chúa cũng vậy, trong sữa ong chúa có rất nhiều thành phần đặc biệt mà những người không nên sử dụng sữa ong chúa là:

Các bé chưa đủ 13 tuổi có thể trạng bình thường

Đầu tiên, phải kể đến đối tượng là trẻ em có độ tuổi từ 13 tuổi trở xuống có thể trạng bình thường. Do trong các thành phần của sữa ong chúa có chứa hàm lượng hormone khá lớn, nó sẽ cải thiện vấn đề sinh lý cho cả nam giới lẫn nữ giới và kích thích ham muốn. Vì vậy, khi con em đang ở dưới tuổi bắt đầu dậy thì sử dụng sữa ong chúa sẽ khiến chúng dậy thì sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa, từ đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như các vấn đề hằng ngày của bé.

Những người có thể chất nhạy cảm

Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, do bên trong thành phần của sữa ong chúa có chứa các chất tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, người có thể chất nhạy cảm sẽ phát sinh những phản ứng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Lời khuyên dành cho các đối tượng này như sau: bạn nên sử dụng một lượng sữa ong chúa nhỏ để thoa lên trên cổ tay. Nếu có hiện tượng khó chịu, nổi mẩn đỏ, không nên sử dụng sữa ong chúa.

Người dùng phấn hóa bị kích ứng, người mắc bệnh hen suyễn

Tiếp theo là đối với những người bị dị ứng với phấn hoa và những người mắc bệnh hen suyễn không được sử dụng sữa ong chúa. Sữa ong chúa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng những chất dinh dưỡng ấy lại được lấy ra từ trong hàm của con ong thợ 7 ngày tuổi trở lên, từ nhụy hoa về để nuôi dưỡng ong chúa. Do đó, những người bị dị ứng phấn hoa không thể sử dụng được sữa ong chúa.

Ngoài ra, trong thành phần của sữa ong chúa cũng có chứa một lượng nọc ong tương đối. Nó có thể khiến những người bị dị ứng hay đối với những người mắc bệnh hen suyễn trở nên khó thở hơn, kích thích bệnh tái phát. Người bị dị ứng hoặc hen suyễn sẽ mắc các vấn đề khác như buồn nôn, tiêu chảy. Vì thế, những đối tượng này tuyệt đối không nên sử dụng sữa ong chúa.

Không dùng cho người bị huyết áp thấp

Đối với những người mắc bệnh huyết áp thấp, không nên sử dụng sữa ong chúa. Sữa ong chúa có thành phần giúp làm giảm tác động của các tế bào máu lên trên thành mạch, cản trở hoạt động của tim, động mạch của huyết quản. Điều này làm tụt huyết áp đột ngột và trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Người đang bị đau bụng và tiêu chảy

Đối với những người đang có cảm giác đau bụng và tiêu chảy, khi sử dụng sữa ong chúa, nọc ong sẽ khiến cho đường ruột bị kích thích, gây rối loạn chức năng của đường ruột. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn và đi ngoài nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị ốm sốt hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm

Đối với những người đang sốt hoặc mắc các bênh truyền nhiễm, cần giảm nhiệt độ trong cơ thể. Sử dụng sữa ong chúa sẽ làm tăng thời gian bị sốt, gây nên một số biến chứng không mong muốn. Vì vậy, những người đang bị ốm hoặc mới ốm dậy không nên sử dụng sữa ong chúa.

Một số trường hợp khác cần lưu ý

*Riêng với các phụ nữ đang mang thai, không nên sử dụng quá nhiều sữa ong chúa. Trong từng giai đoạn cụ thể của thai kỳ, nên xin ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng sữa ong chúa để nhận được lời khuyên hợp lý.

*Ngoài ra, cũng có trường hợp ghi nhận một số phụ nữ khi sử dụng sữa ong chúa làm đẹp ngoài da thì bị kích ứng nhẹ, da bị nổi mẩn đỏ và bắt đầu bị ngứa. Để tránh những trường hợp này xảy ra, các chị em nên bôi thử một lớp mỏng lên trên da tay. Nếu thấy các biểu hiện mẩn đỏ, không nên dùng sản phẩm này. Đối với trường hợp bị dị ứng khi sử dụng, nên ngừng ngay việc sử dụng sữa ong chúa lại, sử dụng kem bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ để phục hồi lại làn da kịp thời.

Một Số Vấn Đề Cần Biết Khi Uống Sữa Ong Chúa

Sữa ong chúa là sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên. Nó được lấy từ trong hàm của những con ong thợ 7 ngày tuổi trở lên, từ nhụy hoa về để nuôi dưỡng ong chúa. Chính nhờ chế độ chăm sóc đặc biệt này mà con ong chúa có tuổi thọ cao hơn con con ong thợ lên đến 40 lần. Nguồn dinh dưỡng có trong sữa ong chúa vô cùng dồi dào với nhiều dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng cơ thể, khoáng chất, axit amin, vitamin,… rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Sữa ong chúa có những thành phần nào?

Trong sữa ong chúa có chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng khác nhau, cung cấp được nhiều dưỡng chất cần thiết như protein, chất béo, hơn 20 loại axit amin tốt, các loại vitamin khác nhau, bổ sung enzym cho cơ thể… Đặc biệt, sữa ong chúa còn chứa lượng lớn chất phospholipid hỗ trợ sự phát triển của não bộ, giảm căng thẳng mệt mỏi. Hàm lượng insulin trong sữa ong chúa giúp người bị tiểu đường cải thiện tình hình sức khỏe.

Sữa ong chúa có những đặc điểm gì?

Sữa ong chúa có màu sắc rất tự nhiên, tùy thuộc vào loại nhụy hoa mà ong thợ lấy cho ra lượng sữa có màu trắng ngà hay màu vàng đậm nhạt khác nhau. Nếu phát hiện sữa ong chúa không đều màu, có thể là sữa ong chúa đã bị hỏng và không nên sử dụng.

Sữa ong chúa có một vị rất đặc biệt, vừa chua chua, lợ lợ. Khi ngậm trong miệng, đầu lưỡi cảm giác hơi cay cay nhưng sau đó có vị ngọt, không quá ngọt. Mùi của sữa ong chúa đặc trưng, có mùi hơi chua chua nhưng không phải mùi thực phẩm thiu.

Để có thể cho ra một lượng nhỏ sữa ong chúa, người ta đã phải khai thác một cách khó khăn. Từ việc nghiên cứu tập tính sinh hoạt của loài ong, người ta đã cho ra được biện pháp đánh lừa những con ong thợ cho sữa ong chúa vào mũ. Sau đó, vào khoảng 2-3 ngày, mũ này sẽ đầy và người ta sẽ lấy sữa ong chúa ra. Trong vòng 1 năm, người ta có thể lấy khoảng 3-5 kg sữa ong chúa.

Uống sữa ong chúa có lợi như thế nào

Tác dụng rất tốt cho sức khỏe người dùng

Sữa ong chúa có tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe của con người. Việc sử dụng sữa ong chúa thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện được nhiều bệnh như huyết áp cao, đột quỵ, mất ngủ, thiếu máu, các bệnh về mắt, yếu sinh lý, suy dinh dưỡng ở trẻ… Ngoài ra, nó còn giúp phòng chống lại các căn bệnh như ung thư.

Cải thiện làn da người sử dụng

Sữa ong chúa có tác dụng cải thiện làn da cho người sử dụng. Đây chính là vấn đề mà hầu hết các chị em quan tâm tới. Khi không chăm sóc da và ngược đãi làn da với những việc như không chống nắng, thức khuya, ăn uống không đảm bảo, nhiều đồ cay nóng, da mặt xuất hiện nhiều vết nhăn, tàn nhang, mụn, nám da…

Sữa ong chúa sản sinh collagen tự nhiên tốt cho việc tái tạo tế bào da mới và loại bỏ tế bào da chết, đồng thời dưỡng da rất tốt. Nó còn có thể kích thích mọc tóc, chống rụng tóc, không những trị các vấn đề về mụn, nám da, tàn nhang… mà còn cải thiện chất lượng của mái tóc giúp chúng trở nên bóng mượt hơn.

Có nhiều cách để bạn sử dụng sữa ong chúa như ngậm trực tiếp trong miệng, pha với nước trắng, pha với nước hoa quả, nước rau để dễ uống hơn hoặc đem đi làm mặt nạ thoa lên da.

3.9/5 - (11 votes)