Cuộc sống, công việc, hạnh phúc gia đình,… sẽ bị đảo lộn và ảnh hưởng rất nhiều nếu như mang thai ngoài ý muốn. Vậy nên, những biện pháp tránh thai an toàn luôn được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Và một trong số đó chính là cách tránh thai bằng tính chu kỳ kinh nguyệt. Cùng chon.vn theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!
Nội Dung Bài Viết
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là chu kỳ nội tiết của cơ thể phụ nữ trải qua mỗi tháng. Lúc này lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ được tích tụ để chuẩn bị cho giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu như phụ nữ không mang thai thì nồng độ progesterone và estrogen sẽ giảm dần và xuất hiện máu kinh. Máu kinh được đào thải ra bên ngoài từ lỗ nhỏ ở tử cung qua âm đạo. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ progesterone và estrogen sẽ thường xuyên thay đổi. Từ đó gây nên một số triệu chứng kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt được coi là bình thường khi có vòng kinh từ 27 – 32 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày với lượng máu trung bình khoảng 50ml. Chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh là một trong những yếu tố giúp chị em nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân. Vì vậy, nếu chu kỳ kinh nguyệt bất thường, lượng máu ra quá ít hoặc quá lớn thì chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp một số các vấn đề bất thường, nguy cơ mang thai hoặc mắc các bệnh viêm phụ khoa là rất lớn.
Cách tránh thai bằng tính chu kỳ kinh nguyệt
Sử dụng chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai là phương pháp tránh thai tự nhiên, an toàn và khá hiệu quả hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này chính là không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân như việc dùng thuốc tránh thai và đặc biệt là không tốn kém bất kỳ chi phí nào.
Phương pháp tính lịch
Bước 1: Phụ nữ cần theo dõi ghi nhận lại các ngày trong mỗi chu kỳ kinh trong ít nhất 6 tháng. Ngày đầu tiên ra kinh hàng hàng tháng được tính là ngày thứ nhất. Việc làm này không chỉ giúp tránh thai hiệu quả mà còn kiểm tra sức khỏe sinh sản của bạn.
Bước 2: Sau đó áp dụng công thức tính ngày rụng trứng để từ đó chủ động tránh thai như sau:
Lấy khoảng ngày của chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất trừ đi 18. Ví dụ, chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 26 ngày, thì lấy 26 – 18 = 8. Nghĩa là từ ngày thứ 8 trở đi khả năng có thể thụ thai là cao hơn.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ có trên 2 chu kỳ ngắn hoặc kéo dài hơn như thế thì phương pháp tính ngày chuẩn sẽ không hiệu quả. Ngoài ra, để đảm bảo chắc chắn là không có thai phụ nữ nên lùi đi 3 ngày từ ngày đầu có khả năng có thai của chu kỳ. Như ví dụ trên, ngày thứ 8 trở đi là ngày nguy hiểm thì lùi đi 3 ngày là 8 – 3 = 5, phụ nữ sẽ kiêng quan hệ từ ngày thứ 5 thì độ an toàn sẽ cao hơn. Đồng thời, cũng nên cộng thêm 3 ngày sau ngày có nguy cơ ở cuối chu kỳ. Nghĩa là từ ngày thứ 21 + 3 = 24 thì đảm bảo tránh thai cao hơn.
Phương pháp ngày chuẩn
Phương pháp này chỉ áp dụng với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn từ 26 – 32 ngày. Theo đó, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt được tính là ngày thứ 1. Các ngày được xem là nguy hiểm, tránh giao hợp là từ ngày 8 – 19.
Sử dụng chu kỳ kinh nguyệt để phòng tránh thai ngoài ý muốn là phương pháp mang lại hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cách tránh thai bằng tính chu kỳ kinh nguyệt được chon.vn chia sẻ bên trên chỉ mang đến hiệu quả cao với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn. Chúc bạn thành công!