Bảng chữ cái bằng gỗ

Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá bảng chữ cái Tiếng Việt đầy đủ và chuẩn nhất cho bé. Đây là một phần quan trọng trong quá trình học tiếng Việt của các bạn nhỏ. Hãy cùng Chon.vn tìm hiểu chi tiết ngay nhé!

Bảng chữ cái Tiếng Việt cho bé đầy đủ nhất

  • Viết thường: a ă â b c d đ e ê g h I k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y
  • Chữ in hoa: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y Z
  • Bảng chữ số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ cái, dưới đây là bảng tổng hợp 29 chữ cái của bộ chữ cái Tiếng Việt theo quy định mới nhất của Bộ Giáo Dục và cách phát âm chuẩn nhất:

STT Chữ viết thường Chữ viết hoa Tên chữ Cách phát âm
1 a A a a
2 ă Ă á á
3 â Â
4 b B bờ
5 c C cờ
6 d D dờ
7 đ Đ đê đờ
8 e E e e
9 ê Ê ê ê
10 g G giê giờ
11 h H hát hờ
12 i I i/ngắn i
13 k K ca ca/cờ
14 l L e-lờ lờ
15 m M em mờ/e-mờ mờ
16 n N em nờ/ e-nờ nờ
17 o O o o
18 ô Ô ô ô
19 ơ Ơ ơ ơ
20 p P pờ
21 q Q cu/quy quờ
22 r R e-rờ rờ
23 s S ét-xì sờ
24 t T tờ
25 u U u u
26 ư Ư ư ư
27 v V vờ
28 x X ích xì xờ
29 y Y i/i dài i

Bảng chữ cái lớp 1 dường như đã không còn tạo nhiều khó khăn cho quý phụ huynh với những thông tin trên. Cũng giống như những bé chập chững vào lớp 1, 29 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Việt trên cũng rất quan trọng đối với người ngoại quốc khi muốn học tiếng Việt. Để thành thạo một ngôn ngữ thì chúng ta cần nắm rõ bảng chữ cái có bao nhiêu chữ, cách đọc như thế nào, cách viết hoa, viết thường như thế nào…

Xem Thêm  Ty ngậm cho bé loại nào tốt nhất? Cách chọn ty ngậm thích hợp

Lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi

  • Trong bảng chữ cái tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư

  • 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết: ia – yê – iê, ua – uô, ưa – ươ. Các nguyên âm này khác nhau ở hai điểm chính: Vị trí của lưỡi và độ mở của miệng. Một số đặc điểm cần lưu ý về các nguyên âm này như sau:

  • Hai nguyên âm a và ă, trên căn bản từ độ mở của miệng lẫn vị trí của lưỡi, đều giống nhau.

  • Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự: Ơ dài và â thì ngắn.

  • Trong 1 chữ cái chỉ thường xuất hiện 1 nguyên âm đơn chứ không lặp lại ở vị trí gần nhau. (Trừ một số từ vay mượn hay từ tượng thanh: quần soóc/soọc, cái soong/xoong, kính coong, boong), thường chỉ xuất hiện với nguyên âm o, ô. Cũng trên chữ viết, âm ă và âm â không đứng một mình.

  • Từ bảng chữ cái, tiếng Việt có phần lớn các phụ âm được ghi bằng một chữ cái duy nhất: b, t, v, s, x, r… Có 9 phụ âm được ghi bằng hai chữ cái ghép lại.

  • Ph (phở, phim, phấp phới)

  • Th (thướt tha, thê thảm)

  • Tr (tre, trúc, trước, trên)

  • Gi (gia giáo, giảng giải )

  • Ch (cha, chú, che chở)

  • Nh (nhỏ nhắn, nhẹ nhàng)

  • Ng (ngây ngất, ngan ngát)

  • Kh (không khí, khập khiễng)

  • Gh (ghế, ghi, ghé, ghẹ)

  • Có một phụ âm được ghi bằng ba chữ cái: Ngh (nghề nghiệp)

  • Trong tiếng Việt có ba phụ âm được ghi bằng nhiều chữ cái khác nhau:

  • /k/ được ghi bằng: K. Khi đứng trước i/y, iê, ê, e (kí/ký, kiêng, kệ, kẻ);

  • Q khi đứng trước bán nguyên âm u: qua, quốc;

  • C khi đứng trước các nguyên âm còn lại: cá, cơm, cóc, cốc,…

  • /gh/ được ghi bằng: Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (ghi, ghiền, ghê, ghẻ);

  • G khi đứng trước các nguyên âm còn lại

  • /ngh/ được ghi bằng: Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (nghi, nghiêng, nghệ, nghe);

So với bảng chữ cái tiếng Anh, bảng chữ cái tiếng Việt có phần rắc rối hơn ở những nguyên tắc ghép âm và nguyên tắc dấu, còn lại khá giống nhau.

Cách học bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhất, nhanh nhất, dễ nhất

Bảng chữ cái tiếng Việt bằng gỗ cho bé

Chúng ta biết rằng hình ảnh và màu sắc luôn là yếu tố giúp trí nhớ nhanh chóng lưu giữ một sự vật, sự việc nào đó. Vì vậy, để con trẻ nhanh chóng thuộc 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các phụ huynh nên có 1 bảng chữ cái bằng gỗ với nhiều màu sắc và hình ảnh. Như vậy, bé sẽ dễ làm quen với các chữ cái Tiếng Việt. Ngoài ra, hiện nay có bảng chữ cái điện tử phát âm từng chữ khi bé chạm ngón tay. Vì sự tò mò, lạ lẫm, chắc chắn bé sẽ rất thích và học nhanh hơn và nhớ lâu hơn.

Xem Thêm  Các mẹ có nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh? Giải đáp thắc mắc

Tận dụng học đi đôi với hành và giúp con nhanh chóng ghi nhớ chữ cái

Trẻ con thường chưa hình thành được nhận thức về việc mình làm, nên khi muốn dạy con học chữ cái, phụ huynh nên tạo nên nhiều tình huống và không gian khác nhau để bé dễ ghi nhớ. Đồng thời, phương pháp học tốt nhất là “học đi đôi với hành”. Vì thế, ngoài lý thuyết, bố mẹ hãy để con thực hành phát âm mỗi khi bố mẹ giảng dạy.

Bên cạnh đó, hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi, trên mọi vật để giúp bé nhanh chóng ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Việt. Có thể chỉ chữ cái cho bé trên chương trình TV, trên những biển quảng cáo,… Đừng bắt bé vào khuôn khổ chỉ học lí thuyết. Như vậy, bé sẽ cảm thấy gò bó và chán nản.

Lưu ý: Khi phụ huynh dạy từng chữ cho con, cũng cần kiểm tra lại xem bé có nhớ chữ trước không. Cứ như vậy, kiên trì học cùng con, chắc chắn bé sẽ tiếp thu và học rất tốt.

Tạo không gian học thoải mái và đừng tạo áp lực cho bé

Vì bé con nhỏ, việc phát âm không rõ chữ là điều hiển nhiên, nhưng nhiều phụ huynh lại thôi thúc tạo áp lực cho con. Trong những trường hợp này, bạn cần tránh mắng con. Hãy truyền cảm hứng cho trẻ bằng cách kết hợp những khoảnh khắc vui vẻ để bé có tinh thần học hỏi.

Lưu ý: Việc phát âm ở trẻ nhỏ sẽ hoàn thiện hơn trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm.

Hãy thường xuyên đọc truyện cho bé nghe để hoàn thiện việc học chữ cái

Bảng chữ cái tiếng Việt sẽ trở nên dễ hơn với bé khi phụ huynh thường xuyên đọc truyện cho bé nghe. Đọc sách hay kể chuyện cho bé nghe là phương pháp được nhiều phụ huynh áp dụng và đạt hiệu quả. Vì đây là cách đơn giản giúp trẻ tăng cường vốn từ vựng, rèn luyện cách phát âm chuẩn đặc biệt giúp trẻ tư duy tốt hơn và nhanh chóng hoàn thiện kĩ năng học của mình.

Xem Thêm  Sữa Friso có tốt không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ trẻ

Vừa đọc vừa viết cũng là một cách tốt

Vừa đọc vừa viết là một trong những phương pháp khá hữu hiệu để giúp bé nhanh chóng ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Việt. Cho bé đọc và thực hành viết chữ luôn sẽ giúp kích thích trí não trẻ nhớ được lâu. Bạn có thể khuyến khích con đánh vần và viết chữ ra. Như vậy, trẻ sẽ nhận biết được nhiều mặt chữ hơn và nhớ lâu hơn.

Hãy cho bé làm quen chữ thường trước

Vì theo thống kê, số lượng xuất hiện chữ hoa không nhiều, nên bố mẹ hãy cho con làm quen với chữ thường trước. Nhiều bố mẹ sẽ không chú ý đến vấn đề này, nhưng đây cũng là yếu tố quan trọng để nhận biết mặt chữ tốt nhất. Theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo. Chính do đó, hãy cho bé làm quen với chữ thường trước khi cho bé học chữ hoa để giúp bé nhớ bảng chữ cái lâu hơn.

Kết hợp những trò chơi khi cho bé học chữ cái

Để bé nhanh chóng ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Việt, phụ huynh nên cho bé chơi một số trò chơi đơn giản như:

  • Ghép chữ cái
  • Tìm cặp chữ cái phù hợp
  • Bảng chữ cái tiếng việt cho bé vừa học vừa chơi

Cho dù dùng phương pháp nào đi chăng nữa, trẻ con rất hiếu động và ham chơi, nên điều quan trọng là bố mẹ phải thực sự kiên nhẫn để cùng con bắt đầu khám phá những điều thú vị trong bảng chữ cái Việt nam. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 vote)