Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều biết tim có vai trò như thế nào đến sự sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, chi tiết cấu tạo bên trong ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Chẳng hạn như tim người có mấy ngăn, tim được cấu tạo ra sao, chức năng thế nào … Chính vì vậy, bài viết này được tổng hợp và trình bày chi tiết những thắc mắc trên. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

Tim người có mấy ngăn?

Tim người có mấy ngăn?

Tim người có mấy ngăn?

Nếu như ở các loài động vật bậc thấp (điển hình là giun đốt) thì trái tim của nó chỉ có duy nhất 1 ngăn. Ở các loài cá thì trái tim đã có sự phân đôi gồm 2 ngăn ( tâm thất và tâm nhĩ). Những loài bò sát lưỡng cư thì có đến 3 ngăn. Còn trái tim người thì có mấy ngăn? Xin trả lời là 4 ngăn, giống như những loài động vật bậc cao như chim, động vật có vú. Qua đó thì có thể thấy rằng, trái tim của động vật sẽ phức tạp dần theo mức độ tiến hóa.

Chức năng của từng ngăn tim là gì?

Chức năng của từng ngăn tim là gì?

Chức năng của từng ngăn tim là gì?

Trái tim của chúng ta được chia làm 4 ngăn với cấu tạo như sau:

Ở nửa trên (khoang trên):

Bao gồm tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Cả hai tâm nhĩ đều có thành mỏng, được ngăn cách bởi vách cơ có tên là liên nhĩ. Nhĩ phải nhận nhiệm vụ đưa máu đổ về từ tĩnh mạch chủ trên và dưới xuống tâm thất phải, nhĩ trái nhận máu trở về từ phổi đưa xuống thất trái.

Ở nửa dưới (buồng dưới):

Bao gồm tâm thất trái và tâm thất phải. Các tâm thất này có thành khá dày (thành tâm thất trái có dày hơn 1cm), cả hai tâm thất được ngăn cách bởi một vách ngăn có tên là liên thất. Liên thất có nhiệm vụ bơm máu vào động mạch. Tâm thất phải bơm máu vào động mạch phổi, nhờ vậy máu nhận được Oxy và có thể thải khí CO2. Tâm thất trái là nơi vững chắc nhất trong tim, có vai trò bơm máu lên cung động mạch chủ để máu có thể đi nuôi khắp toàn bộ cơ thể chúng ta.

Xem Thêm  Tìm hiểu Dự án EB-5: Đầu tư thông minh và Di trú tại Mỹ

Tim người có mấy van ?

Tim người có mấy van ?

Tim người có mấy van ?

Đường đi của máu trong tim sẽ được thực hiện thông qua hệ thống van tim, nhờ vậy mà máu truyền đi sẽ được đi đúng hướng. Van tim gồm bốn loại như sau:

  • Van hai lá:
Có vai trò đưa máu giàu Oxy từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái.
  • Van ba lá:
Có vai trò quyết định lượng máu đi từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.
  • Van động mạch phổi:
Có vai trò kiểm soát lượng máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.
  • Van động mạch chủ:
Có vai trò tạo con đường đưa máu giàu Oxy từ tâm thất trái vào động mạch chủ để có thể đến các cơ quan trong cơ thể.

Trái tim con người được cấu tạo như thế nào?

Tim mỗi người nặng khoảng 200 đến 425 gram, với kích thước chỉ to hơn nắm tay một chút. Mặc dù vậy, trong một đời người, tim có thể đập hơn 3,5 tỷ lần. Thực tế, mỗi ngày, tim trung bình sẽ đập 100.000 lần và bơm khoảng 7.571 lít máu đi nuôi cơ thể.

Nhìn từ bên ngoài chúng ta cũng có thể thấy rằng, tim chúng ta nằm phía bên trái xương ức, bên dưới lồng xương sườn, ở giữa phổi và được đặt ở khoang giữa của trung thất trong lồng ngực. Tim được bao phủ bởi một chiếc túi và màng 2 lớp, giữa 2 lớp màng ngoài tim có chứa lượng nhỏ chất lỏng dạng nước, có vai trò bôi trơn, giúp giảm ma sát giữa 2 lớp màng và các bộ phận xung quanh khi tim thực hiện co giãn.

Tim được cấu tạo từ các thành phần như: Buồng tim, van tim, cơ tim, hệ thần kinh và hệ thống các nút tự động. Buồng tim (các ngăn của tim), van tim đã được trình bày ở phần một bài viết. Do vậy, chúng ta cùng tìm hiểu những phần còn lại trong cấu tạo quả tim ngay dưới đây.

Trái tim con người được cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo của trái tim người

Cơ tim

Cơ tim hình thành nên tim. Các tế bào cơ tim gồm: tơ cơ, sợi dày, sợi mỏng, sợi cơ co rút. Các thành phần này liên kết với nhau, giúp co bóp mạnh mẽ và bơm máu đến các phần còn lại của cơ thể. Trên bề mặt của tim có các động mạch vành, các động mạch vành này cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim.

Các nút tự động

Các nút tự động bao gồm: nút xoang, nút nhĩ – thất và bó His. Chúng có tác dụng dẫn truyền để đảm bảo các ngăn tim có thể co rút một cách hệ thống và đồng bộ.

Xem Thêm  NTR là gì? NTR là viết tắt của từ nào trong thế giới Anime

Hệ thần kinh

Hệ thần kinh của tim gồm: Hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hai hệ này mặc dù trái ngược nhau nhưng đều có mục tiêu chung là điều hòa và đảm bảo cho hoạt động của tim.

Ngoài ra, tim gắn liền với mạch máu, tạo thành hệ tuần hoàn hay được mọi người gọi là hệ thống tim mạch. Các mạch máu chính đi vào tim bao gồm tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch phổi. Động mạch phổi khi đi ra khỏi tim sẽ mang theo máu có hàm lượng oxy thấp đến phổi, trong khi đó, máu từ động mạch chủ thoát ra và mang theo máu giàu oxy đến các phần còn lại của cơ thể.

Cơ chế hoạt động bơm máu của tim

Khi tim đập thì một lượng máu vừa đủ sẽ được bơm vào hệ tuần hoàn máu trong cơ thể người. Trong đó thì, những ống cơ và các mạnh đàn hồi sẽ thực hiện đưa máu đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Qua đó thì có thể thấy rằng, máu mang vai trò vô cùng quan trọng trong hệ tuần hoàn. Máu không chỉ mang chức năng đưa ô xy tươi mới từ phổi và các chất dinh dưỡng đến các mô mà nó còn mang nhiệm vụ quét sạch chất thải ra khỏi mô, trong đó gồm cả Co2. Việc này sẽ giúp cơ thể được nuôi dưỡng cũng như là duy trì sự sống.

Cơ chế hoạt động bơm máu của tim

Cơ chế hoạt động bơm máu của tim

Hệ tuần hoàn con người gồm 3 mạch máu chính:

Động mạnh:

Đây là động mạch bắt đầu từ động mạch chủ, được xem là động mạch lớn mang máu rời tim. Vai trò chính của mạch này là sẽ đưa máu với 0xy tươi đi khắp mô trên cơ thể. Nó sẽ được phân nhánh thành nhiều lần, và sẽ càng nhỏ hơn khi mang máu từ tim đến các cơ quan.

Tĩnh mạch:

Đây là mạch máu có lượng oxy thấp và chứa co2 trả về tim, kèm theo các chất thải ra khỏi cơ thể. Khi càng về đến gần tim thì tĩnh mạch này sẽ càng lớn. Tĩnh mạch chủ trên có nhiệm vụ đưa máu từ đầu và cánh tay trở về tim, tĩnh mạch chủ dưới thì sẽ đưa máu từ bụng và chân về.

Mao mạch:

Đây là những mạch máu nhỏ và mỏng được nối liền với tĩnh mạch và động mạch. Với cấu tạo mỏng nên sẽ dễ dàng giúp các chất dinh dưỡng, oxy, co2, chất thải dễ dàng đi qua các mô tế bào cơ thể.

Xem Thêm  AQ là gì? Cách nâng cao khả năng AQ của bản thân

Một số điều thú vị về trái tim có thể bạn chưa biết.

Tim người có mấy ngăn?

Từ khi sinh ra, tim của chúng ta hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Chúng ta có thể đi ngủ nhưng trái tim thì không, luôn luôn hoạt động chăm chỉ để bơm máu cho chúng ta. Tim chỉ nghỉ khi chúng ta về với đất mẹ. Khi mà con người mới ngừng thở, chỉ cần kích cho tim hoạt đập được trở lại thì vẫn có cơ hội được sống lần nữa. Do đó, hãy cảm ơn trái tim vì nó luôn làm việc miệt mài cho ta. Và hãy chăm sóc nó bằng cách sống một cuộc sống healthy, hạn chế ăn đồ chứa cholesterol nhé.

Theo thống kê và tính toán thì trong khoảng 70 năm hoạt động thì tim sẽ đập khoảng 2,5 tỷ lần. Vận chuyển 250 triệu lít máu. Trung bình khoảng một ngày thì tim sẽ chuyển được khoảng 7000 lít máu tới tất cả mạch máu có chiều dài lên đến 100.000 km trong cơ thể chúng ta. Một con số quá khủng phải không nào?

Tính toán trung bình cơ thể sẽ đập 72 lần/ phút, khi đi ngủ đập khoảng 50-60 lần. Khi thực hiện vận động mạnh hoặc chơi thể thao thì lên đến 90-100 lần và có thể hơn.

Tim có thể co bóp được là do nhờ cơ tim. Nhưng tim lại có tính nhưng phấn bởi sự ảnh hưởng từ hệ thần kinh. Do đó thì ta mới hay có câu “cảm xúc của trái tim” là vậy đó. Con người khi trở nên xúc động hoặc là hồi hộp thì sẽ khiến cho tim đập vượt mức bình thường.

Lời kết

Trên đây là những thông tin, kiến thức xoay quanh tim người. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này của chon.vn, vào những lúc bất kỳ có ai đó hỏi bạn: Tim người có mấy ngăn, hoạt động ra sao … thì bạn có thể trả lời một cách đầy đủ và chi tiết như bài viết đã đề cập nhé! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên để lại bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ giải đáp.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Trần Đức Bo là ai?

Chill là gì ?

Công nguyên là gì ?

Cẩu lương là gì ?

Đông lào là gì ?

Cách đăng ký Giấy phép quảng cáo

Rate this post