Khủng hoảng truyền thông là một mối lo vô cùng lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn. Nhưng cụ thể khủng hoảng truyền thông là gì? Cách xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào? Tham khảo thông tin trong bài viết sau đây của chon.vn để có câu trả lời bạn nhé!
Nội Dung Bài Viết
- 1 Khủng hoảng truyền thông là gì?
- 2 Cách xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?
- 2.1 Tiếp nhận, xử lý phản hồi của khách hàng
- 2.2 Trung thực với mạng truyền thông
- 2.3 Trực tiếp đối mặt với báo chí
- 2.4 Nhờ pháp luật giải quyết khủng hoảng truyền thông
- 2.5 Có sự phân tích của các chuyên gia
- 2.6 Tâm thư gửi đến nhân viên và sức mạnh sự kêu gọi
- 2.7 Xoa dịu cổ đông – những “con hổ” giận dữ
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Khủng hoảng truyền thông là gì? Trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa sát chuẩn nhất mô tả về khủng hoảng truyền thông. Tuy nhiên bạn có thể hiểu khủng hoảng truyền thông xảy ra khi vấn đề, tình huống, sự kiện nào đó xảy ra vượt quá tầm kiểm soát của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo chiều hướng tiêu cực.
Điều này ảnh hướng gián tiếp hay trực tiếp đến danh tiếng, vị thế và tài chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó. Cụ thể nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông khá đa dạng. Có thể do bản thân doanh nghiệp hay một tác nhân khác. Thế nhưng chúng đều gây ra những bất lợi đối với đối tượng đang khủng hoảng truyền thông.
-
Khủng hoảng truyền thông là những vấn đề doanh nghiệp gặp phải liên quan đến truyền thông
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?
“Tiền” là một vấn đề “nóng” và “nhạy cảm” thì truyền thông cũng vậy. Truyền thông lan nhanh nếu doanh nghiệp không xử lý kịp thời. Chính tốc độ lan truyền chóng mặt mà doanh nghiệp cần phải có những cách xử lý thông minh, để xoa dịu dư luận.
Tiếp nhận, xử lý phản hồi của khách hàng
Đối với doanh nghiệp, khách hàng luôn đặt lên hàng đầu ưu tiên giải quyết những vấn đề. Khi xảy ra khủng hoảng về truyền thông không chỉ doanh nghiệp mà đối tác sẽ bị ảnh hưởng theo. Chính vì thế doanh nghiệp cần ưu tiên giải đáp những thắc mắc, phản hồi của khách hàng. Trên thực tế, việc doanh nghiệp im lặng sẽ càng làm vấn đề trở nên rắc rối hơn, và làm cho những cơn giận giữ của khách hàng tăng đỉnh điểm.
Trung thực với mạng truyền thông
Khi có vấn đề xảy ra bắt buộc doanh nghiệp phải đứng ra giải quyết. Việc cố tình che dấu, nói sai sự thật sẽ càng làm cho dư luận gay gắt hơn. Những lúc thế này thì cần phải trung thực với truyền thông. Nghiêm túc đưa tin trên mạng xã hội, báo chí để đính chính khủng hoảng truyền thông. Gửi lời xin lỗi chân thành đến những bên liên quan và đưa ra phương án giải quyết rõ ràng để tránh dư luận “ném đá”.
-
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông rất được quan tâm
Trực tiếp đối mặt với báo chí
Đối với doanh nghiệp lớn khi xảy ra khủng hoảng, đây là lúc nhà báo “săn tin” “giật tít” trên các trang báo. Doanh nghiệp không nên né tránh những cuộc phỏng vấn, mà đối diện trực tiếp với truyền thông và dư luận. Bạn có thể không tin, nhưng đối diện dư luận và báo chí là cách tốt nhất để có thể xoa dịu mọi thứ. Nếu có thể hãy tổ chức buổi họp báo để trực tiếp trả lời câu hỏi của báo chí. Tuy nhiên không để cho vấn đề nghiêm trọng thì những câu trả lời cần chuẩn bị thật cẩn thận.
Nhờ pháp luật giải quyết khủng hoảng truyền thông
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải nhờ đến công cụ pháp lý là luật pháp để giải quyết. Vì thực tế, mọi người đều tin tưởng vào luật và sẽ thực hiện theo đúng luật. Tuy nhiên, biện pháp này chính là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp bạn nhưng có thể hại bạn. Doanh nghiệp đều không muốn công khai phương thức kinh doanh. Nếu sử dụng đến công cụ pháp lý thì phải công khai với dư luận. Như vậy đối thủ cạnh tranh sẽ biết được phương thức kinh doanh dựa vào đó để đánh bại doanh nghiệp.
-
Nhờ pháp luật giải quyết khủng hoảng truyền thông
Có sự phân tích của các chuyên gia
Tùy thuộc từng quy mô của doanh nghiệp mà có thể nhờ đến những chuyên gia phân tích khủng hoảng truyền thông. Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông thì doanh nghiệp tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Bởi vì họ sẽ có cái nhìn khách quan hơn và đưa ra phương hướng giải quyết hoàn hảo nhất.
Tâm thư gửi đến nhân viên và sức mạnh sự kêu gọi
Đứng ở vị trí người lãnh đạo, một người vừa gánh công ty trên vai, vừa phải thấu hiểu cảm xúc của nhân viên. Hãy tâm thư và gửi đến toàn thể công nhân viên để chấn an tinh thần của nhân viên. Bên cạnh đó bày tỏ sự cảm thông và vạch ra phương án giải quyết ổn thỏa, kết hợp hy vọng nhận được sự giúp đỡ. Sức mạnh kêu gọi từ nhân viên thông qua tâm thư rất lớn. Không những ổn định nhân viên mà còn khiến nhân viên cống hiến hơn trong việc giải quyết vấn đề.
-
Tâm thư gửi đến nhân viên và sức mạnh sự kêu gọi
Xoa dịu cổ đông – những “con hổ” giận dữ
Các cổ đông là người bị ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng truyền thông. Chính vì thế họ sẽ không khỏi giận giữ khi nhận được sự im lặng từ doanh nghiệp. Cổ đông là những người cùng bạn góp vốn để thành lập doanh nghiệp, cũng chính là người đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Để xoa dịu cổ đông là công việc không đơn giản, doanh nghiệp cần phân tích khủng hoảng, có phương án giải quyết chuyên sâu.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hy vọng bạn đã có thêm sự hiểu biết để trả lời câu hỏi khủng hoảng truyền thông là gì? Cách xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xung quanh vấn đề này hãy tham khảo thêm tại chon.vn nhé!
Có thể bạn quan tâm: